Email spam là gì và cách tránh bộ lọc spam
Ngày: 21/01/2014

Email spam là gì và cách tránh bộ lọc spam

 

Nếu bạn đã từng gửi email với số lượng lớn, chắc hẳn bạn sẽ không lạ lầm gì với khái niệm bộ lọc spam. Theo ReturnPath, khoảng 10-20% email bạn từng gửi đi sẽ bị các bộ lọc spam chặn lại. Cho dù bạn làm email marketing đàng hoàng, chỉ gửi email đến những người đã đăng kí nhận email, thì bạn vẫn phải bước qua bộ lọc spam như thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc email của bạn bị bộ lọc spam chặn lại, nhưng cách duy nhất để tránh bộ lọc là hiểu spam là gì và cách thức hoạt động của bộ lọc.

11-01c72b2a3bd3061d9eacf9686badb86f.jpg

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số vấn đề:

  • Spam là gì?
  • Cách thức hoạt động của bộ lọc spam
  • Những lỗi thông thường cần tránh
  • Làm sao để tránh những báo cáo spam sai
  • Tường lửa email

Cho dù bạn rất cẩn thận và đàng hoàng trong email makreting, thì bạn vẫn cần phải hiểu thế giới của spam. Nói sẽ giúp bạn tránh các rắc rối và trở thành một email marketer tốt hơn. Ok, bắt đầu nhé.

Spam là gì?

11-9f81c123869c0100d10f94bb351ec9b3.png

Một khái niệm vui, người ta gọi SPAM là Stupid Pointless Annoying Messages (những bức thư phiền toái, vô nghĩa, ngu ngốc)! Bạn có thể hiểu theo cách này cũng được. Những email nào hội đủ 3 yếu tố trên sẽ được gọi là SPAM, thế thôi.

Chỉnh chu hơn thì Spam là những email được gửi đến một danh sách người nhận mà không cần sự cho phép của họ. Đơn cử như việc bạn mua được 1 danh sách email từ đâu đó, gửi cho họ một email khuyến mãi thật hấp dẫn và thế nào họ cũng sẽ mua hàng của bạn. Một chiến dịch tuyệt vời, phải không?  Tuy nhiên, đó được gọi là SPAM và nếu bạn sử dụng các dịch vụ email marketing như Mailchimp, GetResponse, bạn sẽ bị khóa tài khoản ngay lập tức!

Nếu bạn không muốn bị khóa tài khoản, hãy gửi cho từng người một với nội dung riêng biệt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chết vì những lá tự của bạn bị họ báo cáo spam. Ha ha.
CAN-SPAM Act 2003

Đây là một đạo luật của Mỹ có hiệu lực từ 01/01/2004. Theo luật, bạn có thể bị phạt đến $11.000 cho mỗi lá thư spam ($11.000 nhân với số lượng người trong danh sách sẽ ra được số tiền đóng phạt!). Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ đã kiện thành công các spammer nhiều triệu triệu đô la nhờ luật này!

Ở Việt Nam, chúng ta đã có ….

Về cơ bản, những email thương mại (bán hàng hoặc quảng cáo) cần phải tuân thủ những quy định sau nếu không muốn bị gọi là spam:

  • Không sử dụng tiêu đề, tên người gửi, tên người nhận phản hồi giả mạo, đánh lừa người nhận.
  • Phải luôn có đường dẫn ngưng nhận thư (unsubscribe).
  • Gỡ bỏ người nhận khỏi danh sách (khi họ ngưng nhận thư) phải được thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc.
  • Việc ngưng nhận thư có hiệu lực ít nhất 30 ngày (trong 30 ngày này, bạn không được quyền gửi bất kì lá thư nào đến người đó).
  • Đính kèm địa chỉ nhận thư tay của bạn (ví dụ 90E Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM)

Cách thức hoạt động của bộ lọc spam

Các bộ lọc email được lập trình sẵn rất nhiều tiêu chí để đánh giá 1 email có phải là spam hay không, ví dụ những cụm từ giống spam như “CLICK HERE” hay “MIẾN PHÍ! MUA NGAY!”. Mỗi tiêu chí như vậy tương ứng với 1 số điểm. Tổng số điểm đạt tiêu chí của một email, cộng lại sẽ ra điểm spam (spam score). Ví dụ 1 vài tiêu chí của Spam Assassin như sau:

  • Nói về rất đến tiền (0.193 điểm)
  • Mô tả sự đột phá, phát minh (0.232 điểm)
  • Nói đến việc thế chấp (0.297 điểm)
  • Nội dung khẩn cấp (0.288 điểm)
  • Đảm bảo hoàn tiền (2.051 điểm)

If your campaign’s total “spam score” exceeds a certain threshold, then your email goes to the junk folder. You’re probably thinking, “What’s the threshold I need to stay under?” Sorry, but the number is different for every server.

>> Nếu điểm spam của bạn vượt ngưỡng cho phép, bạn sẽ đi vào hộp thư rác mà không cần bàn cãi.

Danh sách các tiêu chí của spam vẫn tăng đều và rất hiệu quả. Mỗi khi ai đó nhấn vào nút “báo cáo spam” trên chương trình duyệt email, các bộ lọc sẽ tiếp thu ngay. Thậm chí, các bộ lọc còn chia sẻ “kiến thức” cho nhau để ngày càng trở nên hoàn hảo. Tuy không có một công thức giúp bạn thoát các bộ lọc, nhưng vẫn có 1 vài lỗi bạn cần tránh để thư của bạn không vào thùng rác của người nhận.

Những lỗi thông thường cần tránh

Có 1 số lỗi mà một email marketer thường xuyên mắc phải, và hậu quả là bị các bộ lọc spam chặn đường:

  • Sử dụng các cụm từ spam, như là “Nhấn vào đây!” hoặc “Cơ hội duy nhất trong đời!”
  • Sử dụng dấu chấm than kịch liệt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  • TOÀN VIẾT HOA, CỨ NHƯ THỂ GÀO VÀO MẶT NGƯỜI ĐỌC
  • Tô màu đỏ hoặc xanh sáng
  • Code HTML cẩu thả, như kiểu copy từ Microsoft Word qua HTML
  • Email chỉ có 1 hình ảnh lớn, không có hoặc rất ít text (bởi vì các bộ lọc không xem được hình, nên nó cho rằng bạn đang lừa nó)
  • Sử dụng từ “kiểm tra” trong dòng tiêu đề
  • Gửi đến nhiều người nhận trong cùng 1 công ty (tường lửa email của công ty sẽ cho rằng đó là 1 cuộc tấn công spam)
  • Thiết kế HTML trong… Word và xuất ra file HTML (code sẽ rất cẩu thả, và bộ lọc spam sẽ rất ghét).

Nguồn: thuthuatmarketing

CTY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PANDA
lainp@panda.com.vn